Hiển thị các bài đăng có nhãn du học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Tìm hiểu các hình thức du học Nhật bản

các hình thức du học nhật bản, cac hinh thuc du hoc nhat ban, học đại học tại nhật, hoc dai hoc tai nhat, học cao đẳng tại nhật, hoc cao dang tai nhat, Hình thức du học, hinh thuc du hoc, hình thức du học nhật, hinh thuc du hoc nhat, hình thức du học nhật bản, hinh thuc du hoc nhat ban, du học, Hình thức du học, hinh thuc du hoc,
 Du học Nhật bản có các hình thức sau:
1/ Du học tiếng Nhật: Là chương trình đào tạo tiếng Nhật từ 1 đến 2 năm dành cho đối tượng chưa biết tiếng Nhật hoặc tiếng Nhật chưa đủ giỏi để vào học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,… du hoc sinhhoặc có mục đích học giỏi tiếng Nhật để đi làm. Hiện nay trên toàn quốc Nhật Bản có khoảng 370 trường Nhật ngữ có chương trình đào tạo tiếng Nhật này dành cho DHS. Ngoài ra, tại 52 trường đại học dân lập, 11 trường đại học ngắn hạn còn có Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) nơi cung cấp chương trình giáo dục dự bị (bao gồm giáo dục tiếng Nhật và văn hoá Nhật Bản) cho các đối tượng chuẩn bị thi vào đại học, cao học,… Nhật Bản.

Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) của các trường đại học dân lập
Khoa Du học sinh là khoa có chương trình giáo dục dự bị dành cho những du học sinh, nghiên cứu sinh chuẩn bị thi vào đại học, cao học, đại học ngắn hạn. Đây là chương trình giáo dục chính quy nằm trong chương trình giảng dạy của một trường đại học. Nội dung chương trình bao gồm dạy tiếng Nhật, văn hoá Nhật Bản và những kiến thức cần thiết khác về Nhật Bản. Visa của những du học sinh học ở khoa này là visa “du học”. Phần lớn Khoa Du học sinh của các trường đại học dạy văn hoá và những kiến thức về Nhật Bản bằng tiếng Nhật, nhưng có một số nơi dạy bằng tiếng Anh.

Nhật Bản có 52 trường đại học dân lập và 11 trường đại học ngắn hạn dân lập có Khoa Du học sinh. Bạn phải căn cứ vào mục đích du học, lĩnh vực cần học, chương trình bạn dự định sẽ học sau khi học xong Nhật ngữ mà chọn trường đại học có Khoa Du học phù hợp. Nếu bạn dự định học tiếp lên cao học của trường có Khoa Du học mà bạn chọn, tuỳ mỗi trường có cách tuyển chọn riêng, nhưng cũng có trường có chế độ cho chuyển thẳng từ Khoa Du học lên đại học.
Các trường Nhật ngữ được Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ công nhận ( có khoảng 370 trường)

Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ tiến hành đánh giá và công nhận các trường dạy tiếng Nhật. Nếu bạn dự định học tiếng Nhật tại một trường Nhật ngữ nào đó để chuẩn bị thi vào đại học, cao học, thì bạn phải kiểm tra xem trường đó có đạt được một số tiêu chuẩn nhất định mà Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ đặt ra không. Nếu bạn vào học tại các trường Nhật ngữ được Hiệp hội Chấn hưng Nhật ngữ công nhận, visa của bạn sẽ là visa “du học” hoặc “đi học”.

Các chương trinh đào tạo tiếng Nhật hoặc chương trình giáo dục dự bị này chủ yếu xét tuyển dựa trên hồ sơ. Sau khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật này, một số du học sinh thì đi làm ngay (tại Nhật hoặc về Việt Nam), một số thi học tiếp theo các hình thức (2) hoặc (3) dưới đây tuỳ theo năng lực.

2/ Du học dài hạn: Là chương trình đào tạo chính quy lấy học vị cử nhân cao du hoc sinhđẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,… tại các trường cao đẳng, dạy nghề, đại học,…của Nhật Bản. Để vào học các chương trình chính quy, du học sinh cần phải trải qua một kỳ thi đầu vào. Phần lớn các kỳ thi đầu vào đều tổ chức tại Nhật Bản. Thông thường, du học sinh sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản như giới thiệu ở trên sẽ tham dự các kỳ thi đầu vào này để học tiếp lên các chương trình đào tạo chính quy.Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho những người đã học tiếng Nhật ở nước ngoài không cần sang Nhật để tham dự kỳ thi đầu vào này, từ năm 2002, Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) đã bắt đầu tổ chức Kỳ thi Du học Nhật Bản (EJU) tại nước ngoài.

3/ Du học Khoá Kenkyusei (nghiên cứu sinh) tại các trường đại học Nhật Bản: Kenkyusei là cơ chế riêng của Nhật Bản, theo đó sinh viên không thuộc diện sinh viên chính quy, được phép tiến hành nghiên cứu một đề tài nào đó dưới sự hướng dẫn của một giáo sư trong một học kỳ hoặc một năm và không được cấp một loại bằng nào vào cuối khoá học. Rất nhiều du học sinh đã vào học khoá này 1 năm để chuẩn bị ôn thi vào cao học (Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ). Tuy nhiên, không phải tất cả các du học sinh sau khi tham dự khoá nghiên cứu sinh này đều thi đỗ vào cao học, một số du học sinh thi trượt đã phải về nước. Ngoài ra, cũng có một số trường đại học hay một số khoa lại bắt buộc muốn du học sinh tham dự khoá nghiên cứu sinh trước khi thi vào cao học.

DHS khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật (1) nói trên nhưng chưa đủ điều kiện thi vào cao học thường chọn vào học Khoá Kenkyusei này để chuẩn bị ôn thi vào cao học. Ngoài ra, một số du học sinh khi vẫn còn ở nước ngoài nhất là những người đã biết tiếng Nhật cũng có thể nộp hồ sơ và được chấp thuận vào học Khoá này vì điều kiện tuyển chọn vào làm kenkyusei không khắt khe bằng tuyển chọn vào cao học .

Du học theo chương trình trao đổi:  là chương trình trao đổi sinh viên giữa các trường đại học Nhật Bản và Việt Nam có ký kết hợp tác. Thời gian du học thông thường khoảng 1 năm.
du học Nhật học tiếng, các hình thức du học nhật, cac hinh thuc du hoc nhat, các hình thức du học nhật bản, cac hinh thuc du hoc nhat ban, học đại học tại nhật, hoc dai hoc tai nhat, học cao đẳng tại nhật, hoc cao dang tai nhat, Hình thức du học, hinh thuc du hoc, hình thức du học nhật, hinh thuc du hoc nhat, hình thức du học nhật bản, hinh thuc du hoc nhat ban, du học

Du hoc tai Nhat ban - Du học tại Nhật bản

du hoc tai nhat, du hoc tai nhat ban, thủ tục du học nhật, thủ tục du học nhật bản, du hoc nhat, thu tục du hoc nhat ban, thu tuc du hoc nhat, Du hoc tai nhat, du học tại nhật, du hoc tai nhat ban, du học tại nhật bản, du hoc nhat, du học nhật, du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học ở nhật, du hoc o nhat, du học ở nhật bản, du hoc o nhat ban,
du học tại nhật bảnBạn muốn đi du học Nhật bản nhưng chưa biết ở đó đào tạo về gì, hệ thống giáo dục của Nhật bản như thế nào có giống với chúng ta không, chương trình đào tạo và bằng cấp có giá trị như những thông tin trên Internet không? …v.v.. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cho bạn.
Đây là điều hiển nhiên, tôi đồng ý với quan điểm của những bạn có ý định du học, vì chi phí đầu tư cả về tiền, thời gian và tương lai của bạn. Nhưng tôi đảm bảo với bạn một điều, ở Nhật có nền giáo dục tốt hơn rất nhiều lần so với Việt Nam chúng ta và sau khi học xong, nếu bạn ở lại làm việc hay về nước bạn cũng sẽ có tương lai và cơ hội nghề nghiệp hơn. Đây là lý do mà nhiều du học sinh chọn du học Nhật bản.
Sau đây, chúng tôi liệt kê sơ lược về thành tích đạt được của nền kinh tế Nhật bản nhiều năm qua và ngày nay vẫn đang phát triển mạnh mẽ.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHẬT BẢN.
•     Dân số thứ 10 trên thế giới.
•     Tuổi thọ trung bình thứ 1 trên thế giới.
•     Bình quân GDP thứ 2 thế giới.
•     Tổng viện trợ phát triển chính phủ ODA thứ 2 thế giới.
•     Tổng phát hành báo chí thứ 2 thế giới.
•     Sản xuất phim ảnh thứ 3 thế giới.
•     Sản xuất xe hơi thứ 1 thế giới.
•     Diện tích thứ 62 thế giới.

Diện tích: Chiều dài từ bắc tới Nam là 2500 km, với tổng diện tích 378.000 km2.
Bốn hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Kyushu và Okinawa.
Honshu được chia thành 5 vùng: Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki và Chugoku.
TẠI SAO CHỌN DU HỌC NHẬT BẢN?
Phỏng vấn một số du học sinh của Công Ty Hiền Quang đang theo học tại Nhật
Thứ nhất:  Du học Nhật Bản có thể làm thêm thu nhập cao 92.9 %
Thứ hai:    Muốn học tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản 49.9 %
Thứ ba:     Có hứng thú về xã hội Nhật Bản và muốn sống tại Nhật 47.2 %
Thứ tư:      Muốn học và nghiên cứu tại các trường đại học Nhật bản 43.1 %
Thứ năm:   Muốn học nghề có liên quan đến Nhật Bản 29.9 %
Thứ sáu:     Do người thân, bạn bè, gia đình khuyên 27.5 %
Thứ bảy:     Muốn tiếp xúc với nền văn hóa khác 22.2 %
Thứ tám:    Có lĩnh vực chuyên môn ưa thích 21.2 %
Thứ chín:    Gần với Việt Nam 20.8 %
Thứ mười:  Có thể tìm được học bổng 42.0 %
Khi nào hạt giống nhỏ của “niềm đam mê Nhật bản” được gieo trong lòng bạn? Lúc nhỏ bạn đã xem truyện tranh Nhật Bản? Bạn đã nghe nhạc J-POP? Bạn đã xem một bộ phim truyền hình Nhật Bản? Gần nhà bạn có người quen đã đi du học Nhật Bản? Hay là lần đầu tiên bạn mua đồ điện tử Nhật Bản? Một chiếc ôtô Nhật Bản đi trên đường phố? Những quyển tạp chí thời trang của Nhật Bản được bày trong hiệu sách? Hay những món ăn Nhật Bản được yêu thích gần đây?
Trong lúc bạn chưa biết những điều đó, “Nhật Bản” đã đem lại hạnh phúc cho bạn trong cuộc sống hàng ngày. Những điều đó đã hình thành trên nền tảng truyền thống văn hóa và nền công nghệ cao của Nhật Bản.
HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA NHẬT BẢN THẾ NÀO?
Giáo dục phổ thông của Nhật Bản tất cả là 12 năm bao gồm:du hoc tai nhat ban
•        6 năm tiểu học.
•        3 năm trung học cơ sở.
•        3 năm trung học phổ thông.
Các trường mà du học sinh có khả năng theo học bao gồm 5 loại trường:
1.      Trường kỹ thuật nghiệp vụ.
2.      Trường dạy nghề.
3.      Cao đẳng.
4.      Đại học.
5.      Cao học.
Các trường quốc lập, công lập và tư lập được phân chia rõ rệt.

Trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, năm học bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 sang năm. Một năm học được chia làm hai kỳ, học kỳ 1 bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, học kỳ 2 bắt đầutừ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Thông thường một năm học có 3 kỳ nghỉ: Nghỉ hè (từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9), nghỉ đông (từ cuối tháng 12 đến đầu tháng1), nghỉ xuân từ tháng 2 đến tháng 3)
Tổng Số trường Cao đẳng, Đại học quốc lập, công lập và dân lập trên toàn Nhật Bản.

Các trường    Quốc lập    Công lập    Dân lập    Tổng cộng
Trường kỹ thuật    55             6                 3                64
Trường dạy nghề   11           206            3.218          3.435
Cao đẳng              2              34              398             434
Đại học                 87            89              580             756
Cao học                86            76               436            598
CÓ BẮT BUỘC PHẢI HỌC TIẾNG NHẬT ĐỂ VÀO HỌC 5 LOẠI TRƯỜNG TRÊN TẠI NHẬT BẢN HAY KHÔNG?
Về cơ bản, tại các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng của Nhật Bản, tất cả các khoa đều dạy bằng tiếng Nhật. Để theo học được các chương trình của nhà trường, sinh viên nước ngoài cần phải có năng lực tiếng Nhật tương đương trình độ cấp 1 (IT KYU) hay cấp 2 (NI KYU). Nếu bạn học tiếng Nhật tại Việt Nam, để đạt được trình độ này bạn phải mất từ 6-7 năm còn nếu tập trung học ở Nhật thì cũng phải mất từ 1-2 năm. Chính vì lý do đó các trường đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản (gọi tắt là trường Tiếng) ra đời nhằm giúp cho các bạn sinh viên quốc tế rút ngắn thời gian học tiếng Nhật
Thoáng qua bạn có thể cho rằng tốn thời gian vô ích, nhưng bạn thấy có nhiều mặt lợi không? Nếu bạn sử dụng tiếng Nhật một cách thành thạo chắc chắn bạn sẽ biết được nhiều thông tin và các kiến thức bổ ích khác. Khi giao tiếp với người Nhật, tìm việc trong tương lai, kĩ năng này cho bạn thấy được một thế giới bao la. Trong thời đại hiện nay, sử dụng được tiếng Anh là một điều tất yếu, nhưng nếu bạn sử dụng được một ngôn ngữ khác nữa thì giá trị của bạn sẽ tăng lên rất nhiều.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG TIẾNG NHẬT THẾ NÀO?
Mục đích chính của chương trình đào tạo tại các trường Tiếng là đào tạo cho học sinh có một nền tảng ngôn ngữ để theo học tại 5 loại trường như trên.
Theo quy định của chính phủ Nhật Bản các trường đào tạo tiếng Nhật phải kết thúc khóa học vào tháng 3 hàng năm và tháng 4 là kì nhập học tại các trường thuộc 5 loại trên. Chính vì lý do đó các trường đào tạo tiếng Nhật có 4 kì tuyển sinh linh hoạt là:
Các kỳ nhập học của các trường tiếng gồm: tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm.
Nhập học tại Nhật kỳ tháng 01 hàng năm (hết hạn thu hồ sơ 30/07 hàng năm). Học sinh được học 1 năm 3 tháng.
Nhập học tại Nhật kỳ tháng 04 hàng năm (hết hạn thu hồ sơ 15/10 hàng năm). Học sinh được học 2 năm.
Nhập học tại Nhật kỳ tháng 07 hàng năm (hết hạn thu hồ sơ 25/01 hàng năm). Học sinh được học 1 năm 9 tháng.
Nhập học tại Nhật kỳ tháng 10 hàng năm (hết hạn thu hồ sơ 15/04 hàng năm). Học sinh được học 1 năm 6 tháng.
Thông thường chương trình đào tạo tiếng Nhật được chia theo 8 giai đoạndu học tại nhật bảnGiai đoạn 1 (3 tháng).  Đào tạo sơ cấp 1.
Giai đoạn 2 (3 tháng).  Đào tạo sơ cấp 2.
Giai đoạn 3 (3 tháng).  Đào tạo trung cấp 1.
Giai đoạn 4 (3 tháng).  Đào tạo trung cấp 2.
Giai đoạn 5 (3 tháng).  Đào tạo cao cấp 1.
Giai đoạn 6 (3 tháng).  Đào tạo cao cấp 2.
Giai đoạn 7 (3 tháng).  Ôn luyện thi cao đẳng.
Giai đoạn 8 (3 tháng).  Ôn luyện thi đại học.
ĐIỀU KIỆN DU HỌC VÀ YÊU CẦU TUYỂN SINH DU HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TIẾNG NHẬT THẾ NÀO?
1.     Người có ý chí hoài bão lớn cũng như quyết tâm thực hiện những hoài bão đó.
2.     Biết nghiêm túc chấp hành luật pháp và trật tự xã hội nước Nhật.
3.     Chấp hành tốt các nội quy, chỉ đạo của nhà trường, biết nỗ lực hết mình trong học tập.
4.     Tốt nghiệp THPT, Đại học, Cao đẳng.
5.     Thi đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật cấp độ N5 trở lên (tương đương với 150 tiết học tiếng Nhật).
6.     Người có đủ tài chính cho việc du học.
7.     Qua được buổi phỏng vấn tuyển sinh của nhà trường.

Bạn đọc quan tâm đến chương trình du học Nhật bản hay những điều bạn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi được tư vấn hoàn toàn miễn phí!
thu tục du hoc nhat ban, thu tuc du hoc nhat, Du hoc tai nhat, du học tại nhật, du hoc tai nhat ban, du học tại nhật bản, du hoc nhat, du học nhật, du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học ở nhật, du hoc o nhat, du học ở nhật bản, du hoc o nhat ban, du hoc, du học, du học tại nhật, du học tại nhật bản, du hoc tai nhat, du hoc tai nhat ban, thủ tục du học nhật, thủ tục du học nhật bản, du hoc nhat, thu tục du hoc nhat ban

Du học Nhật bản có rất nhiều việc làm thêm

du học nhật bản, du hoc nhat ban, việc làm thêm, việc làm thêm tại Nhật, viec lam them tai nhat, viec lam them tai nhat ban, viec lam them o nhat, việc làm thêm ở nhật, du hoc nhat ban co viec lam them khong, du học nhật bản có việc làm thêm không, viec lam them, viec lam them o nhat, việc làm thêm ở nhật, việc làm thêm ở nhật bản, viec lam them
lam viec tai nhatDu học Nhật bản có rất nhiều việc làm thêm kiếm tiền
Du học sinh đi làm thêm phổ biến nhất là làm phụ việc trong nhà hàng, quán ăn, cafe hay bán hàng trong siêu thị, cửa hàng và dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng, đưa báo, làm công nhân nhà máy…
Sau đây tôi xin chia sẻ về việc du học củ tôi với các bạn khi có nguyện vọng học tại Nhật bản:
Tôi là một cựu du học sinh Nhật Bản, từng học tại trường ĐH Kinh tế thông tin quốc tế ở Matoba, Kawagoe-shi, Saitama, đã về Việt Nam được gần 4 tháng.
Thời gian gần đây, tôi có vào một số trang mạng xã hội, diễn đàn,… thấy các bạn du học sinh kêu ca rất nhiều về những khổ sở họ đang mắc phải khi ở Nhật. Các công ty tư vấn thì cạnh tranh không lành mạnh, đi nói xấu nhau, thậm chí có công ty còn xúi giục các du học sinh nói xấu đối thủ cạnh tranh của mình...
Nhiều bạn học sinh đang nhầm tưởng rằng con đường du học đối với họ là trải đầy màu hồng. Sang Nhật Bản họ sẽ được tận hưởng một cuộc sống sung sướng, an nhàn, thu nhập cao (30 – 40 triệu /tháng). Tôi xin lưu ý với các bạn đang có nhu cầu đi du học như sau: Trước khi các bạn đưa ra quyết định của mình thì nên tìm hiểu mọi thông tin liên quan, nhìn nhận và đánh giá thông tin đa chiều để có được phân tích, đánh giá tốt nhất, chính xác nhất.
Đối với lưu học sinh tự túc không dư dả về tài chính, không có việc làm hoặc lâu không tìm được việc làm là một điều rất đáng lo. Áp lực về tiền bạc sẽ khiến bạn không thể tập trung học được. Chính vì thế, tôi nghĩ rằng với các bạn sang để học tiếng Nhật hãy tới các thành phố địa phương. Nơi đó chi phí rẻ hơn, lưu học sinh ít hơn, các bạn sẽ dễ nhận được sự quan tâm của nhà trường hơn. Sau khi quen cuộc sống ở Nhật rồi các bạn có thể đến những thành phố mà mình muốn.
Một nguồn thông tin đặc biệt quan trọng là từ những người đã từng đi du học Nhật Bản (những người đã thành công và cả những người đã thất bại). Các bạn sẽ có một cái nhìn rõ nét và toàn diện nhất về thực tế du học Nhật Bản như thế nào, khó khăn thuận lợi ra sao.
Yếu tố quan trọng nhất và giữ vai trò quyết định cho các bạn chính là khả năng tiếng Nhật. Bởi một điều rất đơn giản là các công ty tư vấn, họ cũng chỉ có thể giới thiệu việc cho những bạn có đủ năng lực tiếng Nhật. Một khi năng lực tiếng của bạn tốt rồi bạn sẽ có quyền để lựa chọn những công việc phù hợp với mình và có thu nhập cao.
Để tìm việc làm thêm các bạn có thể xem ở trường học có chỗ giới thiệu không hoặc vào cửa hàng tiện lợi conbini để tìm thông tin (hàng tuần đều có một quyển báo giới thiệu việc làm). Bạn cũng có thể tự mình đi xung quanh khu vực đang sống xem có chỗ nào cần tuyển không.

Người Nhật yêu cầu bạn phải nhanh nhẹn, biết tự quan sát xung quanh để làm việc và làm việc chăm chỉ. Là một sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật cũng như bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa tôi cũng mong một lần được tới Nhật, được trải nghiệm cuộc sống tại Nhật.
Những người có visa du học, đang học tại các trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục tương tương, đang học tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có thể làm thêm tối đa 28 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày).
Những người có visa du học đang học khoá nghiên cứu sinh (kenkyusei) hoặc đang là sinh viên dự thính có thể làm thêm tối đa 14 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày).
Du học sinh đi làm thêm phổ biến nhất là làm phụ việc trong nhà hàng, sau đó là dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng, đưa báo, làm công nhân nhà máy… Hiện giờ ở Nhật, việc làm thêm rất nhiều nhưng tại sao vẫn có những bạn không có việc làm? Việc làm không thiếu, chỉ thiếu những người đủ khả năng làm việc (Năng lực tiếng Nhật).
Dù ở bất kỳ đâu, làm gì thì cuộc sống cũng luôn muôn vàn thử thách. Càng đặc biệt hơn, khó khăn hơn đối với các du học sinh, không chỉ ở Nhật mà tất cả các nước nói chung. Đó không phải là con đường trải đầy hoa hồng như các bạn thường nhầm tưởng. Nó chỉ là hoa hồng khi các bạn bỏ công sức và tâm huyết để đè bẹp đi những chiếc gai.
du hoc nhat ban15Và để có được một con đường như thế các bạn phải bỏ thật nhiều công sức và trí lực cho việc học tiếng Nhật. Các bạn phải có được một quyết tâm sắt đá và một tâm lý vững vàng để vượt qua những khó khăn. Một khi các bạn chưa chuẩn bị được những hành trang như vậy thì mình khuyên các bạn đừng nên mơ tưởng đến việc học tại Nhật chứ đừng nói đến việc kiếm tiền tại Nhật.
Trước đây tôi cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh đi học về, không đi làm thêm, nằm ở nhà trách móc các công ty tư vấn. Thậm chí tôi còn gọi điện về nhà kể khổ với bố mẹ, bảo bố mẹ lên công ty tư vấn đòi lại tiền vì không xin được việc cho tôi. Nhớ lại khi ấy tôi thấy thật xấu hổ.
Tôi sang Nhật nhưng vốn tiếng của tôi chỉ bập bẹ được mấy câu chào hỏi, mấy câu thông dụng. Công ty giới thiệu việc làm cho tôi, nhưng đến khi đi phỏng vấn lại không được nhận vì tiếng Nhật của tôi quá kém.
Khi còn học tiếng ở Việt Nam, tôi đã nhận được những lời cảnh báo từ giáo viên, từ người quản lý và nhân viên của công ty tư vấn. Họ khuyên tôi nên chú tâm vào học tiếng thật tốt nhưng tôi nghĩ đơn giản hóa mọi chuyện rằng sang bên này sẽ khác, làm gì đến nỗi như họ nói, tiếng thì sang Nhật học cũng được lo gì. Giờ tôi chỉ khuyên các bạn một câu đơn giản thôi “Năng lực tiếng Nhật quyết định thành công của bạn”
Theo những thống kê tôi được biết thì sau trận sóng thần lịch sử, Nhật Bản đang tăng tốc triển khai khôi phục xây dựng lại những gì đã bị thiên tai tàn phá. Tuy nhiên vấn đề mà Nhật Bản đang phải đối mặt chính là nguồn nhân lực để thực hiện kế hoạch đó.
Chính vì vậy, trong vòng 10 năm nữa, Nhật Bản rất cần nguồn nhân lực từ nhiều hướng, đặc biệt từ du học sinh ở các nước cùng chia sẻ những khó khăn mà quốc gia này đang gặp phải. Chính phủ Nhật Bản sẽ tạo mọi điều kiện để các du học sinh có được điều kiện học tập thuận lợi hơn.
Hiện tại tôi biết có không ít những bạn đã và đang chuẩn bị theo học các lớp tiếng Nhật để đi du học Nhật Bản theo chương trình du học vừa học vừa làm. Tôi khuyên các bạn trước hết cần cố gắng học tốt tiếng Nhật lúc còn ở Việt Nam. Đừng vì những thông tin không rõ ràng mà làm ảnh hưởng đến lập trường cũng như tương lai của mình.
Con đường mình đã chọn thì mình phải tập trung cho nó. Có rất nhiều người đã thành công thì tại sao mình lại không thành công? Họ đã bỏ ra những gì? Bạn là người hậu thế, bạn có lợi là học hỏi được những kinh nghiệm của những người đi trước. Hãy lắng nghe, chia sẻ trên tinh thần xây dựng, bạn sẽ tìm được hướng đi đúng cho mình.

viec lam them o nhat ban, du hoc nhat, du học nhật, du hoc, du học, du học nhật bản, du hoc nhat ban, việc làm thêm, việc làm thêm tại Nhật, viec lam them tai nhat, viec lam them tai nhat ban, viec lam them o nhat, việc làm thêm ở nhật, du hoc nhat ban co viec lam them khong, du học nhật bản có việc làm thêm không, viec lam them, viec lam them o nhat, việc làm thêm ở nhật