Hiển thị các bài đăng có nhãn di tu nghiep sinh o nhat ban. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn di tu nghiep sinh o nhat ban. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Đi tu nghiệp sinh tại Nhật bản

đi tu nghiệp sinh, di tu nghiep sinh o nhat ban, đi tu nghiệp, di tu nghiep, tu nghiep sinh nhat ban, tu nghiệp sinh nhật bản, tu nghiep sinh nhat, tu nghiệp sinh nhật, din hat, đi nhật, đi nhật bản, di nhat ban, Tu nghiep sinh, tu nghiệp sinh ở Nhật, tu nghiep sinh o nhat, đi tu nghiệp sinh ở nhật bản, tu nghiệp sinh, đi tu nghiệp sinh, di tu nghiep sinh, đi tu nghiệp sinh, di tu nghiep sinh o nhat ban
Tu nghiệp sinh Việt Nam ở Nhật Bản - Nhức nhối nạn bỏ trốn
(Du học nhật bản vừa học vừa làm) Những năm gần đây, Trung Quốc có số lượng tu nghiệp sinh (TNS) ở Nhật Bản cao nhất nhưng tỷ lệ trốn lại thấp nhất (chỉ vài %).
Trong khi đó, Việt Nam có số lượng TNS ít nhất (khoảng 2.000 người/năm) lại đứng “topten” về tỷ lệ bỏ trốn cao (gần 30%). Nghịch lý này bắt nguồn từ đâu?
Sai một ly…
Kim Th. và Minh Qu. làm việc ở Nghiệp đoàn Yamagata (tỉnh Aichi). Cách đây hai năm, họ bỏ trốn ra ngoài, sống và làm việc bất hợp pháp. Thế nhưng, khi ra khỏi nhà máy, họ mới vỡ lẽ là mọi chuyện không giống như những lời đường mật bịp bợm của giới “cò” lao động. Ai là “cò” lôi kéo các TNS bỏ trốn? Đó là một số người Việt sống lâu năm tại Nhật và các TNS đã bỏ trốn đang sống bất hợp pháp.
Cũng giống như các TNS bỏ trốn khác, hàng ngày, Th. và Q. phải chịu sự dẫn dắt của bọn “cò” này. Họ thuê nhà cho hai cô và móc nối đưa hai cô đi làm việc bất hợp pháp ở những nhà máy cần lao động. Sống vất vưởng ở bên ngoài, không có ai bảo vệ, bị chủ bóc lột, quịt lương, Q. và Th rủ nhau đi… ăn cắp!

Trong đợt truy quét cách đây không lâu, Th., bị cảnh sát Nhật Bản bắt tại thành phố Yao (tỉnh Aichi). Còn Qu., thì bị cảnh sát bắt giữ lúc đang ăn cắp trong siêu thị. Họ bị giữ tại trại của Cục Xuất nhập cảnh Nagoya và bị trục xuất về nước. Chị Huỳnh Mỹ Linh, đại diện cho Nghiệp đoàn Toyota, trực tiếp chăm sóc TNS cho biết: “Mới đây, có một số TNS thuộc các nhà máy của Nghiệp đoàn Toyota rủ nhau trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp. Nhưng làm chui được 3 tháng, họ “thấm đòn” và năn nỉ chúng tôi xin cho về nhà máy làm việc lại. Chẳng chủ sử dụng nào dám nhận lại
Ông Yoshinnao Makimura, Phó Tổng Giám đốc Nghiệp đoàn Toyota thẳng thắn: “Hầu hết các em trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp đều đối mặt với rủi ro như không có chế độ bảo hiểm khi bệnh tật (ở Nhật không có bảo hiểm thì không thể đủ tiền để chi trả khi bệnh tật). Họ không có ai bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi bị chủ sử dụng lao động quịt lương, sa thải. Từ những việc làm này của TNS, hình ảnh, thương hiệu của lao động VN đang bị lu mờ và nguy cơ mất thị trường cũng đang cận kề".
... đi một dặm
Cũng vì tỷ lệ lao động VN bỏ trốn ở các nghiệp đoàn gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất chung, nhiều nhà máy ở Nhật Bản đã chuyển hướng tiếp nhận TNS ở các nước khác.
Ông Koya Mackawa tiếc rẻ nói: “Chúng tôi thích nhận TNS VN hơn các nước khác vì họ nhanh nhẹn tháo vát, chịu khó. Hơn thế nữa, văn hóa, phong tục của người VN rất gần với người Nhật chúng tôi. Thế nhưng, việc TNS bỏ trốn ngày càng nhiều khiến chúng tôi phải chuyển hướng sang các nước khác. Chúng tôi cần những người biết học nghề và làm việc thật sự”.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng TNS VN bỏ trốn ngày càng nghiêm trọng? “Ý thức của TNS thấp là nguyên nhân chính”, ông Lê Văn Thanh, Tham tán Đại sứ quán VN tại Nhật, Trưởng ban Quản lý lao động VN tại Nhật Bản nhận định. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế trước mắt mà quên đi lợi chung của chương trình TNS của Nhật dành cho các nước, trong đó có VN.
Gặp chúng tôi ở Tokyo, N.T.T.H. (quê ở nghệ An) tỏ ra rất bối rối. Cô đã bỏ trốn cùng người bạn trai khi hợp đồng sắp kết thúc.
Sau 3 năm sống bất hợp pháp, cô nói thật lòng: “Bọn em không muốn sống chui nhủi như thế này nữa. Sống như thế này có nhiều cái khổ lắm. Thế nhưng trở về nước thì làm gì để sống. Vả lại, em cũng đã quen cuộc sống ở bên này. Thôi thì, được ngày nào hay ngày đó”.
Mỗi người có một lý do riêng nhưng rõ ràng khi bỏ trốn, các TNS đều rất vô ý thức với trách nhiệm và vị trí của mình. Chính các TNS bỏ trốn đã cướp đi cơ hội đến Nhật Bản tu nghiệp của nhiều lao động VN khác.
Tiếp xúc với chúng tôi, các chủ doanh nghiệp Nhật Bản đều thẳng thắn: họ không thể tuyển lao động ở những nước có tỷ lệ bỏ trốn cao. Để đảm bảo kế hoạch sản xuất của mình, họ đành phải chuyển hướng tiếp nhận TNS của các nước ít bỏ trốn hơn.
Theo Sài Gòn Giải Phóng
tu nghiep sinh nhat, tu nghiệp sinh nhật, din hat, đi nhật, đi nhật bản, di nhat ban, Tu nghiep sinh, tu nghiệp sinh ở Nhật, tu nghiep sinh o nhat, đi tu nghiệp sinh ở nhật bản, tu nghiệp sinh, đi tu nghiệp sinh, di tu nghiep sinh, đi tu nghiệp sinh, di tu nghiep sinh o nhat ban, đi tu nghiệp, di tu nghiep, tu nghiep sinh nhat ban, tu nghiệp sinh nhật bản, tu nghiep sinh nhat

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Tu nghiệp sinh đi du học Nhật bản


, đi du học nhật bản, tu nghiep sinh di du hoc nhat ban, tu nghiệp sinh đi du học nhật bản, di tu nghiep sinh tai nhat, đi tu nghiệp sinh tại nhật, di tu nghiep sinh tai nhat ban, đi tu nghiệp sinh tại nhật bản, đi tu nghiệp sinh ở nhật, di tu nghiep sinh o nhat, đi tu nghiệp sinh ở nhật bản,  di du hoc nhat, di du hoc nhat ban, đi du học nhật bản, tu nghiep sinh di du hoc nhat ban,đi tu nghiệp sinh tại nhật bản,
1/ Đi tu nghiệp sinh là thế nào?
Hằng năm, số lượng người đi “Tu Nghiệp Sinh” tại Nhật Bản ngày càng gia tăng. Nhật bản được biết đến là nước có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, để đáp ứng cho sự phát triển nên nhân lực là yếu tố hàng đầu mà các doanh nghiệp Nhật Bản hướng tới. Để cân đối trong kinh doanh và giảm chi phí nhất là tiền lương phải trả hằng tháng cho nhân viên. Theo mức sống và thu nhập của người Nhật chi phí quá cao, việc thu nhập cũng phải đáp ứng được nhu cầu sống của người lao động là hiển nhiên.
Như vậy, không ít các doanh nghiệp Nhật Bản chọn phương pháp tuyển lao động nước ngoài để bớt gánh nặng chi phí. Theo tính toán sơ bộ cho thấy, nếu người nước ngoài làm việc tại công ty ở Nhật, thu nhập không bằng một nửa mà số tiền người Nhật làm ra, về công việc và tiến độ thì không thu kém gì người Nhật, với thu nhập của các “Tu Nghiệp Sinh” không bằng một nửa này mà so sánh với thu nhập hiện tại của Việt Nam thì con số này quá lớn, với một “Tu Nghiệp Sinh” tại Nhật trong vòng 3 năm, sau khi trừ chi phí về nước đều có được trong tay số tiền từ 400 đến 600 triệu đồng. Nói ra ở đây không ai tin nổi nhưng đây là sự thật, bạn có thể tham khảo liên hệ một số người đã từng đi “Tu Nghiệp Sinh” thì sẽ rõ hơn.
Điều đáng tiếc nhất là đi “Tu Nghiệp Sinh” tại Nhật khác với các nước khác, Chính Phủ Nhật Bản đặt ra qui định rất khắt khe, là cho phép người nước ngoài vào Nhật Bản làm việc theo hình thức “Tu Nghiệp Sinh” có thời hạn chỉ 3 năm là tối đa. Như vậy với những ai về nước để tìm lại một công việc như mong muốn là không hề đơn giản, vì thế công việc của bạn sẽ bị gián đoạn và bế tắc.
Hiện nay, không ít “Tu Nghiệp Sinh” tìm mọi cách bằng nhiều hình thức khác nhau để đến được Nhật Bản tiếp tục con đường mưu sinh của mình, nhiều người sẵn sàng chi cho các trung tâm du lịch hay xuất khẩu lao động để xin lại Visa cho mình, thế nhưng họ chỉ nhận lại con số (0). Đến đây mình khuyên bạn một điều đừng chi tiền như vậy vô ích. Tuy nhiên, Nhật Bản luôn có quy tắc xét visa của họ đối với những người đã từng là “Tu Nghiệp Sinh” , bạn có thể đăng ký du học lại bình thường với hai trường hợp sau đây.
•  Nếu là "Tu Nghiệp Sinh" về trước hạn theo quy định hợp đồng, bạn có thể đăng ký du học trở lại bình thường.
•  Nếu là "Tu Nghiệp Sinh" về nước đúng theo quy định hợp đồng, phải về nước ít nhất một năm rồi bạn có thể đăng ký du học trở lại được.Trường hợp sau đây sẽ không bao giờ và vĩnh viễn không thể sang lại Nhật Bản được đó là: Vi phạm pháp luật tại Nhật như ăn cắp, trộm, … và bị trục xuất về nước. Điều này xin cảnh bảo cho tất cả những ai đang có ý định sang Nhật du học, du lịch, xuất khẩu lao động,… đừng nên có ý định đó vì nó sẽ hủy đi sự nghiệp và tương lai của bạn.

2/ So sánh đi tu nghiệp sinh và đi du học tại Nhật

Mục đích của đi tu nghiệp

Mục đích của đi tu nghiệp thường là để kiếm tiền. Việc đi tu nghiệp tại Nhật thường kéo dài tối đa là 3 năm và bạn làm việc trong xưởng hay công ty của Nhật. Bạn không cần biết tiếng Nhật mà thường có người quản lý tu nghiệp sinh biết tiếng Nhật, chỉ cần bạn có tay nghề để nắm bắt việc làm của mình nhưng chi phí để đi vào khoản 6000 - 8000 usd

Chuẩn bị tài chính đi tu nghiệp
Dưới đây là chia sẻ của một bạn tu nghiệp sinh đã đi tu nghiệp ở một nhà máy cơ khí tại Sendai. Các bạn có thể tham khảo để tính kế hoạch tài chính cho mình.
Chi phí ban đầu để đi tu nghiệp: 8000 USD
Lương năm đầu: 70,000 Yên/tháng
Lương năm thứ 2 và 3: 130,000 Yên/tháng
Tiền nhà năm 2, 3: Tự trả; Sau khi trừ tiền nhà, điện, nước còn dư 100,000 Yên/tháng
Việc làm thêm:
Năm đầu: Làm thêm được 400 yên/giờ, từ năm 2: 1000 yên/giờ
Thời gian làm thêm: Tùy giai đoạn, ví dụ 2 giờ/ngày, làm cả ngày thứ 7, chủ nhật
Ngày nghỉ: Nghỉ 2 ngày thứ 7 và 4 ngày chủ nhật
Khi về được trả cọc: Được trả hết hoặc thành nhiều đợt tùy công ty.
Tiền vé máy bay: Tu nghiệp sinh không phải trả
Tiền ăn một tháng trung bình khoảng 10.000 ~ 20.000 Yên/tháng.
Tiền thu được ước lượng (sau 3 năm): 5 x 12 + 8 x 24 = 2,500,000 Yên ~ 3,000,000 Yên

Đánh giá chung
Bạn có thể làm quen với cuộc sống Nhật Bản, tiếng Nhật và kiếm được một số tiền tương đối. Việc học tiếng Nhật sẽ không dễ dàng vì bạn phải đi làm 8 tiếng một ngày (nghỉ thứ 7, chủ nhật) và thường không có thời gian hay thể lực để theo học lớp tiếng Nhật tình nguyện (thường do quận/huyện nơi bạn sống tổ chức). Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó tự học (học online trên web) và chịu khó đi các lớp tiếng Nhật dạy tình nguyện vào cuối tuần thì bạn cũng có thể nâng trình độ tiếng Nhật lên một mức khá (có lẽ khoảng N3). Việc đi làm chung với người Nhật cũng có thể giúp bạn rèn luyện giao tiếp cơ bản.
Nếu bạn muốn quay lại Nhật du học: Hãy tiết kiệm tiền và trau dồi tiếng Nhật lên khoảng cấp độ N3. Số tiền cần nộp ban đầu cho trường Nhật ngữ thường gồm 1 năm tiền học (khoảng 600.000 yên) và 6 tháng tiền ký túc xá (khoảng 180 ngàn yên), tiền nhập học và các chi phí nhập học (khoảng 100 ngàn yên), tổng cộng là khoảng 900 ngàn yên (tỷ giá hiện tại là tầm 200 triệu VND). Còn bạn học tiếng Nhật lên tầm N3 là để khi vào học rồi có thể đi xin việc làm thêm và trang trải chi phí sinh hoạt, học phí khi học tại Nhật.
Bạn sang Nhật học tiếng Nhật, Đại học, Cao đẳng, học Nghề, ... Visa (thị thực, tức giấy phép cho bạn nhập cảnh và cư trú) của bạn là visa du học. Thường bạn sẽ phải gia hạn visa theo từng năm hoặc 2 năm (tùy trường hợp).
Nếu tiếng Nhật bạn đủ cao thì bạn có thể thi vào trường Đại học, còn tiếng Nhật bản không cao thì có thể học Cao đẳng, trường dạy Nghề của Nhật. Khi tốt nghiệp, bạn có thể về nước hoặc xin việc và đi làm tại Nhật.
Thời hạn du học: Tối đa 2 năm học tiếng Nhật + Thời gian học cao đẳng, đại học, ...  = 4 ~ 7 năm

Du học có thể là kinh nghiệm tuyệt vời của bạn mặc dù có thể khá vất vả vì bạn vừa học vừa làm. Tuy nhiên, thành quả bạn thu được không nhỏ và du học là sự đầu tư sinh lời trong lâu dài, ngược với đi tu nghiệp là sự đầu tư sinh lời trong ngắn hạn, ngược lại lựa chọn du học Nhật bản là đầu tư dài hạn cho cuộc sống sự nghiệp tương lại của bạn
Chúc các bạn thành công!